Cấp chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Hiện nay, ngoài Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (gọi tắt là Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm), doanh nghiệp có thể xin cấp các giấy chứng nhận có giá trị tương đương như: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000).

Trong bài viết dưới đây, NAPU sẽ hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm một cách đơn giản, nhanh chóng. Cùng tìm hiểu nhé.

Chứng nhận ISO 22000 là gì?

Bộ tiêu chuẩn ISO 22000 do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc Tế ISO ban hành là kết quả của sự phát triển và tích lũy kinh nghiệm từ việc áp dụng các khuyến nghị của Ủy ban Codex- cơ sở dữ liệu về an toàn thực phẩm do Tổ chức lương thực và Nông nghiệp thế giới (FAO) và Tổ chức Y tế thới giới (WHO) xây dựng vào năm 1963.

ISO 22000 là tiêu chuẩn do tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO xây dựng trong lĩnh vực an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn này có liên kết và quan hệ chặt chẽ với tiêu chuẩn ISO 9001. ISO 22000 có tên đầy đủ tiếng anh là Food safety management systems – Requirements for any organization in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm).

ISO 22000 được ra mắt lần đầu vào năm 2005 với tư cách là một tiêu chuẩn được quốc tế công nhận về hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (FSMS). Hiện nay, phiên bản 2018 là phiên bản của tiêu chuẩn ISO 22000 mới nhất, được công bố năm 2018. (Được gọi là ISO 22000:2018).

Bên cạnh đó tại Việt Nam, TCVN ISO 22000:2018 có nội dung hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 22000:2018, được thay thế cho TCVN ISO 22000:2007.

Tính chất của chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

Mục tiêu của chứng nhận hệ thống quản lý ISO 22000 là giúp các doanh nghiệp chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát được các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng. Khi áp dụng ISO 22000, các doanh nghiệp đều phải đảm bảo thực hiện các chương trình tiên quyết (GMP, SSOP…) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ….

Nội dung của tiêu chuẩn ISO 22000 là tiêu chuẩn được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt được chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có hệ thống quản lý tốt an toàn vệ sinh thực phẩm và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

Đối tượng nên áp dụng ISO 22000

Có thể áp dụng ở bất kỳ tổ chức nào được liên quan một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong chuỗi thực phẩm bao gồm:

  • Các nông trại, ngư trường và trang trại sữa;
  • Các nhà chế biến thịt, cá và thức ăn chăn nuôi. Các nhà sản xuất bánh mì, ngũ cốc, thức uống, thực phẩm đông lạnh hoặc đóng hộp;
  • Các nhà cung cấp dịch vụ thực phẩm như nhà hàng, hệ thống cung cấp thức ăn nhanh, các bệnh viện và khách sạn và những nhà bán thực phẩm lưu động;
  • Các dịch vụ hỗ trợ bao gồm lưu trữ và phân phối thực phẩm và cung cấp thiết bị chế biến thực phẩm, phụ gia, nguyên vật liệu, dịch vụ dọn dẹp và vệ sinh và đóng gói;

Tóm lại, một phần hoặc toàn bộ các yêu cầu của ISO 22000 sẽ áp dụng cho bất kỳ sản phẩm nào tiếp xúc với ngành thực phẩm hoặc chuỗi thực phẩm.

“Mẫu Giấy chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm”

Cấp chứng nhận ISO 22000:2018 - Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm
Giấy chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000 (Ảnh: NAPU)

Điều kiện cần tuân thủ khi thực hiện ISO 22000:2018

  • Địa điểm: Cơ sở sản xuất phải có địa điểm, diện tích thích hợp, có khoảng cách an toàn; đối với nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm và các yếu tố gây hại khác
  • Hệ thống cung cấp nước: Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Trang thiết bị: Có đủ trang thiết bị phù hợp để xử lý nguyên liệu, chế biến, đóng gói, bảo quản và vận chuyển; các loại thực phẩm khác nhau; có đủ trang thiết bị, dụng cụ, phương tiện rửa và khử trùng, nước sát trùng, thiết bị phòng, chống côn trùng và động vật gây hại
  • Hệ thống xử lý chất thải: Có xây dựng hệ thống xử lý chất thải; và được vận hành thường xuyên theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường
  • Nguyên vật liệu: Duy trì các điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm; và lưu giữ hồ sơ về nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu thực phẩm; và các tài liệu khác về toàn bộ quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm
  • Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức; và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Thành phần hồ sơ chuẩn bị

– Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận ISO 22000:2018 (theo mẫu cung cấp)

– Giấy phép đăng ký kinh doanh trong đó có đăng ký ngành, nghề kinh doanh phù hợp

– Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm

– Giấy xác nhận đủ sức khỏe của chủ cơ sở và của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp

Thời gian xin chứng nhận ISO 22000:2018

– Thời gian xử lý hồ sơ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 tại cơ quan từ 10 – 20 ngày làm việc kể từ ngày hồ sơ hợp lệ

– Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000:2018 là 03 năm kể từ ngày cấp phép. Giám định kiểm soát chất lượng mỗi năm 1 lần.

– Nếu thời hạn có hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 22000:2018 còn trước 6 tháng; thì tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tiến hành thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận.

Quy trình NAPU thực hiện chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm

– Tiếp nhận thông tin và những yêu cầu của khách hàng về việc xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 cơ sở sản xuất sản phẩm

– Tư vấn miễn phí về các vấn đề pháp lý, các điều kiện cũng như thủ tục xin Giấy phép ISO 22000:2018 cơ sở sản xuất

– Khảo sát cơ sở tư vấn bố trí cơ sở theo nguyên tắc một chiều; dụng cụ, trang thiết bị, các điều kiện về tường,…

– Soạn thảo hồ sơ xin giấy chứng nhận ISO 22000:2018 và gửi hồ sơ đến cho khách hàng ký tên, đóng dấu

– Nộp hồ sơ xin cấp chứng nhận ISO 22000:2018 cho cơ sở

– Theo dõi hồ sơ và thông báo cho doanh nghiệp về tình hình hồ sơ (nếu có trường hợp bổ sung);

– Hướng dẫn doanh nghiệp hồ sơ xuất trình và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp đoàn thẩm định

– Đại diện doanh nghiệp nhận chứng nhận ISO 22000:2018 và giao tận nơi cho khách hàng.

Thông tin liên hệ NAPU

Đến với NAPU, quý Khách hàng sẽ được hỗ trợ giải đáp thắc mắc, tư vấn miễn phí và thực hiện dịch vụ NHANH CHÓNG – UY TÍN – TRỌN GÓI liên quan đến chứng nhận ISO 22000:2018 – Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm nói riêng và giấy phép ATTP, ISO, HACCP… nói chung. Liên hệ qua số điện thoại: 0764 247 879  –  0964 756 689 hoặc gửi về địa chỉ email: dichvutuvannapu@gmail.com để được tư vấn và sử dụng dịch vụ tốt nhất.

 

>> Chủ đề liên quan:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *